Giới thiệu dòng dịch vụ Thiết kế tham khảo dành cho công ty Thi Công Ép Cọc - Công ty Cổ phần xây dựng thương mại Gia Long
Giới thiệu dòng dịch vụ Thiết kế tham khảo dành cho công ty Thi Công Ép Cọc - Công ty Cổ phần xây dựng thương mại Gia Long

Giới thiệu dòng dịch vụ Thiết kế tham khảo dành cho công ty Thi Công Ép Cọc - Công ty Cổ phần xây dựng thương mại Gia Long

GIỚI THIỆU DỊCH VỤ THIẾT KẾ GIA LONG

Cọc bê tông được chế tạo bằng bê tông cốt thép đúc sẵn và sử dụng các loại máy móc thiết bị chuyên dụng để đóng hoặc ép sâu xuống đất. Mỗi hạng mục công trình khác nhau sẽ có bản vẽ thiết kế cọc khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện địa chất hiện hữu tại công trình xây dựng. Cọc phải được đúc theo đúng thông số của bản vẽ thiết kế, đảm bảo cho chiều dày lớp bảo vệ tối thiểu là 3cm để chống bong tách và cho rỉ cho cốt thép sau này.

TỐI ƯU TRONG THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Thiết kế tối ưu thực chất là tìm ra phương án kết cấu thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật và có giá thành thấp nhất, những khả năng có thể giảm tối đa giá thành xây dựng phần móng cọc, từ đó tiết kiệm chi phí đầu tư cho công trình.

1. Cân nhắc lựa chọn sức chịu tải của cọc

Sức chịu tải của cọc thay đổi phụ thuộc vào kích thước tiết diện và chiều sâu chôn cọc. Thực tế thiết kế cho thấy, khi cọc đã nằm trong vùng đất tốt, đôi khi tăng chiều dài cọc lên một đoạn không lớn, nhưng có thể tăng khá nhiều sức chịu tải và do đó có thể giảm được một số lượng lớn các cọc. Để thực hiện được điều này, người thiết kế cần có bước thiết kế sơ bộ và đánh giá phương án thông qua các hệ số an toàn. Hệ số an toàn của môt đài cọc được xác định là tỉ số giữa sức chịu tải của cọc và tải trọng lớn nhất tác dụng lên đầu cọc.

2. Cân nhắc sử dụng tải trọng tiêu chuẩn để tính toán

Sức chịu tải của cọc được quyết định dựa vào đất nền hoặc theo vật liệu cọc. Chỉ trong trường hợp được cắm vào lớp đất rất tốt thì sức chịu tải của cọc mới được quyết định dựa vào sức chịu tải theo vật liệu cọc. Phá hoại của cọc lúc đó là phá hoại do ứng suất trong cọc vượt quá giới hạn bền của vật liệu cọc, tải trọng dùng để kiểm tra lúc này là tải trọng tính toán.

3. Sử dụng hệ số giảm hoạt tải

Tiêu chuẩn TCVN 2737-1995 cho phép giảm tác dụng của hoạt tải do xét tới xác suất xuất hiện của yếu tố này. Việc giảm hoạt tải phụ thuộc vào chức năng và diện tích của phòng. Trong đa số trường hợp, hoạt tải có thể giảm xuống chỉ còn 80%.

4. Tối ưu hóa tiết diện các cấu kiện phần thân

Việc thiết kế tối ưu hóa tiết diện các cấu kiện phần thân sẽ dẫn tới tải trọng truyền xuống móng là nhỏ nhất. Thực tế cho thấy các đơn vị thiết kế rất ngại phải điều chỉnh thiết kế, và thường thiết kế theo cách thức: chọn lựa sơ bộ tiết diện và … chọn luôn tiết diện đó để bố trí cốt thép. Điều này sẽ dẫn tới không chỉ lãng phí vật liệu bê tông mà cònlãng phí vật liệu cốt thép do phải bố trí để không nhỏ hơn hàm lượng tối thiểu cho phép. Việc thiết kế tối ưu tiết diện đem lại khá nhiều hiệu quả mang tính dây chuyền: tiết kiệm chi phí vật liệu, tiết kiệm chi phí nhân công cho vật liệu và công tác lắp dựng ván khuôn, giảm tải trọng cho móng… Lựa chọn phương án kết cấu hợp lý trên thực tế không chỉ tăng hiệu quả chịu lực của hệ kết cấu, nó còn ảnh hưởng đến ứng xử động của công trình và do đó, ảnh hưởng tới tác động của tải trọng gió và động đất tác dụng lên công trình.

5. Sử dụng vật liệu hoàn thiện nhẹ

Việc sử dụng vật liệu nhẹ sẽ trực tiếp làm giảm tải trọng tác dụng lên móng. Gạch nhẹ có trọng lượng xấp xỉ và nhỏ hơn trọng lượng của nước, so với gạch rỗng thì trọng lượng giảm 30%.

6. Sử dụng mô hình làm việc đồng thời giữa phần móng và phần thân

Việc sử dụng mô hình làm việc đồng thời giữa phần móng và phần thân sẽ tận dụng được khả năng làm việc của hệ giằng móng, đồng thời cũng phát huy được sự làm việc theo nhóm của hệ cọc, trong đó, sự phân phối lại tải trọng giữa các cọc sẽ làm giảm tải trọng tác dụng lên đầu cọc chịu lực lớn nhất.

7. Tăng 20% sức chịu tải của cọc đối với tổ hợp có tải trọng ngang

Một cách không chính thống như trong các tiêu chuẩn. Hiện nay các đơn vị thiết kế đang sử dụng sức chịu tải cho phép lớn hơn 20% sức chịu tải cho phép tính toán để kiểm tra đối với tổ hợp có tải trọng ngang. Một căn cứ của việc áp dụng này là Chú thích 1, phụ lục A.1, tiêu chuân TCXD 205-1998. Tuy căn cứ này không chặt chẽ, nhưng việc áp dụng cũng mang lại hiệu quả không nhỏ trong thiết kế móng cọc.

Cuối cùng

Việc thiết kế tối ưu đòi hỏi phải xem xét tỉ mỉ các phương án và lựa chọn ra phương án thiết kế đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong khi vẫn đảm bảo điều kiện kỹ thuật. Để làm được điều này, cần có sự hỗ trợ của các phần mềm thiết kế kết cấu nhằm giảm khối lượng công việc, tạo điều kiện đi sâu vào.

QUY TRÌNH THIẾT KẾ

1. TIẾP NHẬN YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ LẤY THÔNG TIN KHÁCH HÀNG

01 ngày

Khách hàng cung cấp thông tin, nội dung yêu cầu Thiết kế. Kiến trúc sư Gia Long tư vấn về:

• Phương án thiết kế SƠ BỘ (gồm các mặt bằng bố trí vật dụng,...)

• Giá thành thiết kế. • Hướng dẫn khách hàng về quy trình thiết kế của Công ty.

• Tư vấn Khách hàng về Hợp Đồng Thiết Kế, để triển khai các bước tiếp theo.

Kiến trúc sư GHI LẠI thông tin & yêu cầu THIẾT KẾ từ khách hàng.

2. THỐNG NHẤT PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ SƠ BỘ VÀ KÝ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ

07-14 ngày

Gia Long sẽ thực hiện phương án thiết kế SƠ BỘ hoàn tất căn cứ theo nội dung yêu cầu của Chủ Đầu Tư đã cung cấp ở bước 1.

Khách hàng ký duyệt phương án thống nhất và ký hợp đồng thiết kế.

3. THỐNG NHẤT PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC 3 & TRIỂN KHAI BẢN VẼ XIN PHÉP XÂY DỰNG

02 ngàyGia Long thực hiện bản vẽ xin phép xây dựng (theo quy định, chuyển khách hàng và hướng dẫn thủ tục cho khách hàng nộp hồ sơ giấy tờ xin phép xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền:

• Sổ đỏ (giấy chủ quyền) – 2 bản sao y

• Bản vẽ sơ đồ nhà đất – 2 bản photo

• CMND & hộ khẩu - 2 bản photo

• Cam kết ranh đất – 2 bản, chủ đầu tư lên phường nộp & ký tên

4. KHAI TRIỂN HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT

14-28 ngày

Thiết kế triển khai hồ sơ dưới sự giám sát về quy trình, kỹ thuật, thẩm mỹ..., chi tiết nội dung khai triển gồm các giai đoạn như sau:

• Giai đoạn 1 : Hoàn chỉnh phương án chọn (KTS/KS Chủ trì thiết kế).

• Giai đoạn 2 : Thiết kế chi tiết kiến trúc: hồ sơ Thiết kế kiến trúc (KTS - Họa viên).

• Giai đoạn 3 : Thiết kế kết cấu kỹ thuật công trình (Kỹ sư kết cấu).

• Giai đoạn 4 : Thiết kế chi tiết hệ thống Điện – Nước công trình (Kỹ sư điện nước).

• Giai đoạn 5 : Dự toán công trình – nếu yêu cầu (Kỹ sư Dự toán)

5. KIỂM DUYỆT HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT

02-04 ngày

Bộ phận Quản lý kỹ thuật sẽ thẩm định và kiểm duyệt hồ sơ Thiết kế Kỹ thuật. Thời gian này có thể, trao đổi với Khách hàng 1 lần nữa về các vấn đề có thể phát sinh trong các phần chi tiết thiết kế để hoàn chỉnh hồ sơ. Sau đó bộ hồ sơ Thiết kế Kỹ thuật được in ấn, photo, đóng tập và ĐÓNG DẤU CÔNG TY.

6. BÀN GIAO HỒ SƠ - QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ KỸ THUẬT

01 ngày

Chuyển giao đầy đủ hồ sơ Thiết kế Kỹ thuật hoàn tất cho khách hàng theo gói thiết kế đã ký Hợp đồng. Khách hàng ký biên bản nghiệm thu và bàn giao hồ sơ. Khách hàng và Gia Long cùng quyết toán Hợp đồng Thiết kế.

***Bài viết trên đây được sưu tầm từ các doanh nghiệp cùng ngành và chỉ mang tính chất tham khảo, cấm sao chép nguyên bản dưới mọi hình thức!

Liên quan