Hotline:
(028) 6686 6908
Làm thế nào để không đi chào hàng mà vẫn bán được hàng một cách tự động?
21/11/2024
Làm thế nào để không đi chào hàng mà vẫn bán được hàng một cách tự động?

Bạn đang có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, giải pháp có thể đáp ứng nhu cầu cho một tệp khách hàng tiềm năng nào đó? Và bạn loay hoay đi chào từng khách hàng để kiếm từng đơn hàng lẻ, rồi một ngày, bạn phát hiện ra là chu kỳ chốt đơn quá chậm? dòng tiền tuôn về không đủ cho doanh nghiệp duy trì hoạt động, bạn rơi vào trầm cảm, rồi bạn nghi ngờ con đường đã chọn của mình, sự nghi ngờ cứ thế càng lúc càng dồn dập hơn, thế rồi bạn buông bỏ.

Trong quá trình phục vụ cho rất nhiều khách hàng của TEDFAST, chúng tôi phát hiện các có rất nhiều doanh nghiệp vỡ trận do không biết cách bán hàng ở dạng đỡ tốn công sức nhiều nhất. TEDFAST có một vài gợi ý muốn chia sẻ cùng bạn để làm sao đưa sản phẩm của bạn tới tay người dùng một cách nhanh nhất và đỡ tốn sức nhất. Như vậy, doanh nghiệp của bạn mới có thể tồn tại và phát triển, bạn có muốn tham khảo các gợi ý này của chúng tôi? Nào, chúng ta sẽ bắt đầu ngay bây giờ thôi.

Ngày bạn bắt đầu tham gia vào công việc bán hàng? Thì bạn có phải bạn sẽ tư duy như thế này?

Bước 1: Nghiên cứu thị trường & tạo ra hoặc tiếp cận nhập sản phẩm thiệt là chất về.

Bước 2: Tạo ra các công cụ chào hàng hấp dẫn (hàng mẫu, tờ rơi,..)

Bước 3: Chào hàng, chạy quảng cáo,...

Bước 4: Có khách hỏi mua, lên đơn và bán được hàng

Bước 5: Chờ đợi khách hàng đánh giá sản phẩm tốt dẫn tới việc mua lại hoặc giới thiệu cho ai đó mua hàng của bạn tiếp tục

Bước 6: Và bạn lại quay lại chu kỳ đó.

Cách làm này có vẻ khá phổ biến. Nhưng nó có rắc rối to là tốn quá nhiều nguồn lực. Và ở đây, bạn không phải chuyên gia tuyển dụng để có thể tuyển nhiều nhân sự như bạn mong muốn để chào hàng rộng hơn.

Đúng là đã có các công cụ chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội nhưng bạn hãy tưởng tượng xem? Bạn còn phải tư vấn rất nhiều nếu có khách hàng tiếp cận và quan tâm tới hàng của bạn. Đằng nào bạn cũng sẽ tốn nhiều nhân lực mà thôi. Đó là chưa kể các nhu cầu của khách hàng đổ về khi bạn làm quảng cáo kiểu này rất phong phú, đa dạng, nội việc bạn chạy theo phục vụ theo các nhu cầu riêng biệt này cũng đủ làm bạn hụt hơi và dễ buông bỏ rồi.

Vậy làm thế nào để:

  • Có số lượng khách hàng rất đông mà không phải chào hàng?
  • Nhu cầu mua hàng giống nhau tiệm cận tới cái tuyệt đối, không phát sinh quá nhiều nhu cầu riêng lẻ.
  • Chốt đơn nhanh với giá niêm yết mà không phải tư vấn thêm quá nhiều?
  • Không cần trình năng lực, quảng cáo năng lực gì thêm mà vẫn có những đơn hàng có giá trị kinh tế cao?
  • Chỉ lo nghiên cứu sản xuất, tạo ra hàng chớ không bị áp lực bán hàng quá nhiều nữa?

Nếu bạn không tư duy để giải quyết các vấn đề trên. Bạn sẽ ngập ngụa trong trầm cảm của việc bán hàng không lối thoát.

Cách bán hàng hay nhất vẫn là để tự khách hàng tự tìm đến với tư duy, nhận thức mong muốn của họ. Việc của bạn là tư duy, cài đặt và gắn chặt hàng hóa của bạn vào trong một tiến trình tư duy tự nhiên của khách hàng tiềm năng.

Từ mọi lối tư duy phát sinh nhu cầu của khách hàng, các nhà bán hàng đã biết cách liên minh để tạo ra nhu cầu đơn hàng từ rất sớm, nó sớm hơn lúc họ có được hàng để chào bán. Vì nếu như bạn cặm cụi nghiên cứu (R&D) để tạo ra sản phẩm, rồi khi phát hành sản phẩm ra ngoài thị trường, lúc này mới làm quảng cáo để có những đơn đặt hàng, thì chắc chắn sẽ không kịp việc tái vòng vốn, tình hình tài chính doanh nghiệp của bạn sẽ lũng đoạn, bạn sẽ nhanh chóng buông tay vì nản.

Vậy, tư duy cần có để đem hàng hóa của bạn tham gia vào thị trường chắc chắn thành công là như thế nào?

1. GỢI Ý VÀ LẮP HÀNG HÓA CỦA BẠN VÀO MỘT TƯ DUY MUA HÀNG TỰ NHIÊN CỦA MỘT ĐỐI TÁC MẠNH

Bây giờ, bạn ngồi ngẫm nghĩ, cách bản thân của bạn bị hút vào các lời rao hàng, sự mua hàng dễ nhất là khi nào? Lúc đó bạn sẽ không quan tâm quá nhiều tới giá cả, chất lượng, nhà sản xuất?

...

Bạn đã nghĩ ra chưa? Nếu bạn chưa nghĩ ra thì TEDFAST sẽ đưa ra một vài ví dụ để bạn đoán nhé?

Ví dụ 1: Bạn đang đi du lịch, tại một địa điểm rất đẹp như Đà Lạt chẳng hạn, và bạn quyết định đi tham quan một số nơi nổi tiếng tại đây. Cảm xúc của bạn đang rất vui vẻ và thoải mái. Một địa điểm tham qua có tính phí, vậy bạn có trả giá chi phí đó để vào tham quan không? Khi vào bên trong, người ta trình bày rất nhiều đặc sản Đà Lạt, bạn đã mua các đặc sản đó và có quan tâm về giá không? Tiếp đó họ bán các mặt hàng thời trang, bán nón mũ chống nắng, quà lưu niệm...và bạn đã mua và có quan tâm về giá không? Bạn đi ăn, uống tại đây, và tiếp tục bạn có quan tâm về giá hay không?

Các bên bán đã không chào hàng gì cả, bạn vẫn mua và không quá quan tâm về giá cả, chất lượng, họ chỉ đang bán được hàng vì Đà Lạt quá đẹp mà thôi. Khi trở về nhà, bạn tỉnh thức lại và không hiểu tại sao họ lại quá dễ dàng móc túi bạn.

Bạn đã nghĩ ra chưa?...TEDFAST tiếp tục ví dụ nhé.

Ví dụ 2: Bạn đi khám bệnh, bác sỹ nói mua thuốc theo đơn kê.

Ví dụ 3: Bạn đi học, thầy giáo nói bạn mua sách, tài liệu, học cụ và các công cụ cần thiết để làm nghề.

Ví dụ 4: Bạn mua điện thoại cao cấp, nhân viên tư vấn bán hàng khuyên bạn nên mua trả góp, mua ốp lưng

Ví dụ 5: Bạn mua xe, nhân viên tư vấn bán hàng nói bạn cần dán keo xe, gắn đồ chơi xe..

Và còn rất nhiều ví dụ trong cuộc sống mà nhà bán hàng biết cách neo vào một sản phẩm, dịch vụ cốt lõi theo dòng cảm xúc của bạn..

Tư duy dải sản phẩm càng chặt chẽ và tạo ra chuỗi khép kín càng dài thì bạn càng bán được nhiều hàng.

Chẳng ai mua điều gì chỉ để sử dụng rồi thôi cả, nhu cầu sẽ phát sinh vào điểm neo đó. Trừ phi nó tự xuất phát từ các nhu cầu thiết yếu tự nhiên như đói bụng cần ăn, khát cần uống...mà nếu vậy thì ai cũng biết cả rồi, mặt hàng của bạn sẽ cạnh tranh rất khốc liệt, giá sản phẩm của bạn sẽ phải giảm hơn người bán khác để có thể bán ra. 

Đó chính là chiến lược vay mượn cảm xúc đang có để giúp bạn phát sinh thêm nhu cầu và họ đã bán được hàng. Bạn cũng hiểu khách hàng mua hàng khi và chỉ khi cảm xúc của họ dâng trào. Một là vì quá vui vẻ mà họ mua, hai là vì quá đau đớn mà họ bắt buộc phải mua mà thôi. Mà cái công việc khơi gợi để tạo ra cảm xúc dâng trào là rất khó và tiêu tốn nhiều nguồn lực. Bắt buộc chúng ta phải vay mượn mà thôi.

Điều này cũng giải thích được việc chúng ta cứ liên tục "bị" mua hàng mà không hiểu tại sao chúng ta phải mua sau khi bình tĩnh ngồi suy xét lại tình hình tài chính. 

Có một số cách mà các nhà bán hàng tận dụng để vay mượn cảm xúc của người mua hàng như TEDFAST tổng hợp sau đây:

  • Vay mượn cảm xúc để bán được hàng vì tâm trạng thoải mái khi đi du lịch ở các địa danh nổi tiếng
  • Vay mượn cảm xúc để bán thêm hàng vì món đồ đắt giá cần được bảo vệ
  • Vay mượn cảm xúc để bán được hàng khi bị bệnh tật, nỗi đau
  • Vay mượn cảm xúc để bán được hàng khi khách hàng được học hỏi điều thú vị mới
  • Vay mượn cảm xúc để bán được hàng khi khách hàng muốn chứng minh vị thế, đẳng cấp, so kè, kèn cựa..
  • .....

Nói chung, còn rất nhiều lối tư duy mà tùy món hàng của bạn để tiếp cận vào tâm lý hạnh phúc hay buồn đau của khách hàng mà cài lắp sản phẩm, dịch vụ của bạn vào trong đó. Bạn hãy tư duy thêm.

Như vậy, việc quảng cáo bán hàng thực ra đâu có khó khăn lắm? dưới đây là một số cách tư duy chiến lược dựa trên sự liên minh hoặc tự tạo ra dây chuyền dẫn dắt tâm lý khách hàng mà TEDFAST đã tổng hợp như sau:

1. CHIẾN LƯỢC VAY MƯỢN CẢM XÚC ĐANG CÓ CỦA KHÁCH HÀNG Ở CẤP ĐỘ CÁ NHÂN

Chuyên gia - các chuyên gia có thế mạnh về chuyên môn và sự đảm bảo uy tín trên các lời khuyên mua hàng. Chính họ đảm bảo sự an tâm cho khách hàng khi mua hàng. Ngay bây giờ, bạn có thể tạo ra những chuyên gia trong mắt khách hàng bằng việc chia sẻ các kiến thức về sản phẩm của bạn đối với việc ứng dụng nó vào cuộc sống như thế nào, việc này vô cùng tốt cho doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể biến các chuyên viên bán hàng của công ty mình thành những chuyên gia đó. Hoặc nếu muốn nhanh, hãy nhờ đỡ các mối quan hệ chuyên gia xung quanh bạn để giới thiệu giúp sản phẩm, dịch vụ. Nếu không có mối quan hệ, hãy trả tiền cho họ.

Người nổi tiếng (KOL) - người nổi tiếng trong các lĩnh vực nghệ thuật, thể thao, kinh doanh.. là những chuyên gia trong việc tạo cảm xúc dâng trào cho khách hàng. Bạn có thể nhờ đỡ nếu bạn có mối quan hệ, hoặc thuê và trả tiền tùy theo sức ảnh hưởng của cá nhân đó, tùy theo ngân sách và tùy theo chiến dịch quảng bá sản phẩm của bạn. 

Người đẹp và ăn nói có duyên - nhóm người này luôn chiếm lợi thế trong việc khơi tạo cảm xúc cho khách hàng nam. Nếu bạn khéo léo biết tuyển dụng và tận dụng những nhân viên nữ xinh xắn, dễ thương và ăn nói có duyên, thì điều này sẽ giúp cho việc bán hàng của công ty bạn có một lợi thế rất lớn. Nếu không, hãy thuê tùy chiến dịch tiếp thị của mình.

2. LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP

Có 2 tư duy liên minh ở cấp độ doanh nghiệp như thế này

Một là, sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ giúp cho doanh nghiệp liên minh tiếp cận giá trị đồng bộ đầu ra, giúp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp liên minh tăng giá trị hơn tới người dùng cuối (B2B2C).

Ví dụ: bán gói vay mua trả góp nằm trong các chuỗi bán lẻ đồ điện tử có giá trị cao.

Hai là, sản phẩm, dịch vụ của bạn có cùng tệp khách hàng mục tiêu với doanh nghiệp liên minh. Nó có thể là ở giai đoạn trước, hoặc có thể là ở giai đoạn sau kế cận của việc mua hàng của khách hàng.

Ví dụ: Ở lĩnh vực xây dựng, công ty bạn hoạt động trong việc tư vấn thiết kế nhà cửa, bạn liên minh với các công ty thi công, như vậy, chúng ta có thể giảm hẳn nguồn lực quảng cáo xuống chỉ còn 1/2. Nếu liên minh với các công ty bất động sản, bán nền và tư vấn đầu tư. 3 công ty trong liên minh này sẽ giảm việc đầu tư quảng cáo xuống còn 1/3. Cứ như vậy tùy liên minh, ăn chia...việc đầu tư nguồn lực quảng cáo không còn là vấn đề, hãy xé nhỏ nó tiệm cận tới mức không còn phải tiêu tốn quá nhiều chi phí, công sức.

3. TỰ TẠO RA MỘT ĐẾ CHẾ KHI ĐÃ ĐỦ NGUỒN LỰC

Trong quân sự ngày xưa, các nước được gọi là đế quốc và người đứng đầu được gọi là đại đế khi họ xâm chiếm các nước nhỏ rồi cắt cử người thân thích vào làm vua để quản lý thì nay, trong doanh nghiệp cũng vậy. Các tập đoàn cung cấp chuỗi sản phẩm, dịch vụ trong một vòng tròn khép kín nhu cầu của khách hàng. 

Một là, tạo ra các công ty con để giải quyết các nhu cầu phát sinh trong chuỗi nhu cầu khép kín của khách hàng rồi cấp người tin cẩn vào để điều hành những công ty đó.

Hai là thâu tóm, mua lại các công ty nhỏ, có khả năng giải quyết vấn đề đó cực tốt rồi gắn danh tiếng của tập đoàn mẹ vào để gia tăng giá trị. 

Hai cách trên được sử dụng để đáp ứng

  • Đa dạng nhu cầu trong vòng tròn tư duy mua hàng của khách hàng
  • Đáp ứng theo các loại phân khúc khác nhau để càn quét hết tất cả các khách hàng trong một chuỗi nhu cầu đó
  • Phân vùng địa lý ở cấp độ trong quốc gia hoặc xuyên lục địa

Như vậy, TEDFAST đã chia sẻ những phương thức bán được hàng mà không cần phải tiêu tốn quá nhiều công sức chào hàng. Bạn hãy xác định lại vị trí doanh nghiệp của mình đang ở đâu, hoạt động trong lĩnh vực hoặc mô hình kinh doanh nào để dựa vào đó mà chọn cho mình một công cụ, cách thức liên minh chiến lược tốt để đỡ mất nhiều công sức ban đầu. Đừng quá cá nhân hóa, tự tôn chính bản thân hoặc tự tôn sản phẩm của mình tạo ra quá nhiều mà quên rằng, cách bán hàng hay nhất vẫn là liên minh.

"Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau"

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về tầm quan trọng của việc liên minh chiến lược, nhưng làm thế nào để liên minh chiến lược bán hàng thanh công nhanh nhất, xin mời bạn tham khảo bài viết tiếp theo:

Làm thế nào để liên minh chiến lược bán hàng thành công nhanh nhất?

Bài viết khác