Hotline:
(028) 6686 6908
Bác bỏ luận điểm - tiêu cực hay tích cực?
21/11/2024
Bác bỏ luận điểm - tiêu cực hay tích cực?

Bạn có phát hiện ra, càng ngày bạn càng trở thành người chuyên bác bỏ luận điểm của người khác.

Vấn đề này giống như là để thể hiện cái tôi cao.

Có nhiều trạng thái tâm lý diễn ra trong quá trình bác bỏ luận điểm, quan điểm của người khác.

1. PHỦ NHẬN LUẬN ĐIỂM CỦA NGƯỜI KHÁC, TRÌNH BÀY BẰNG NGÔN NGỮ KHÁC, NHƯNG CHUNG QUY CŨNG LÀ NHƯ VẬY

Ở trạng thái này, bạn giống như người muốn chứng tỏ rằng bạn biết sâu hơn họ, bạn dùng từ hay hơn họ để mô tả sự vật hiện tượng, bạn muốn cho họ biết kiến thức đó bạn được biết không phải là từ ngay lúc này, khi nghe họ nói mà đã được tích lũy từ rất lâu rồi, tầng cao hơn.

Trạng thái tâm lý này rất thường gặp. Đặc biệt với các vị có chỗ đứng nhất định trong xã hội.

Quên rằng, người trình bày luận điểm đó họ cũng đang cố kiếm từ ngữ để mô tả, nhưng không có. Họ không phải chuyên gia ngôn ngữ.

2. PHỦ NHẬN LUẬN ĐIỂM CỦA NGƯỜI KHÁC, CHO RẰNG LUẬN ĐIỂM TA MỚI ĐÚNG.

Ở trạng thái này, bạn dùng góc nhìn sự việc theo hướng mà bạn trải nghiệm. Mỗi người có một cuộc đời, một góc nhìn, một lăng kính khác..khi mô tả về cùng một vấn đề, không còn cách nào khác là phải lấy rất nhiều mẫu ra nghiên cứu mới có thể đi đến kết luận chung. Thuyết tương đối, định luật Pareto, vật lý lượng tử cũng cho ta thấy rằng, không có cái gì tuyệt đối. Một số sách viết: Cãi gì cũng thắng, nói gì cũng đúng…được xuất bản dựa trên quan điểm này. Vì có tồn tại sự tương đối, nên mới luôn tồn tại sự nghi ngờ. Có câu nói nổi tiếng: nếu cuộc sống không bắt đầu từ sự nghi ngờ, thì bắt đầu từ cái gì? Nghi ngờ tạo sự đam mê, ham tìm hiểu, học hỏi & phát triển.

3. PHỦ NHẬN LUẬN ĐIỂM, DẠY CHO NGƯỜI TA MỘT BÀI HỌC.

Ở trạng thái này, đúng là người trình bày luận điểm sai hai năm rõ mười, tuy nhiên bạn cũng không có quyền dạy nếu người ta không muốn học, không muốn thay đổi cái giá trị quan mà người ta đang có. Sự thay đổi chỉ xảy ra khi ai đó nhận thức được chúng từ bên trong qua quá trình trải nghiệm thất bại đau thương, có khi, lúc đó người ta sẽ nhờ bạn chỉ. Còn lại, lên lớp người khác mà chưa hiểu được triết lý: mỗi kiến thức mà ai đó có cũng được tích lũy bởi cả một quá trình, dù nó chưa đúng nhưng đó là quá trình trải nghiệm của người ta, rất khó thay đổi trong một sớm một chiều. Mình cần gì phải cay cú, rồi cho rằng người dại, mình khôn?

Tóm lại, nhân sinh là vậy đó. Không dùng các từ ngữ mô tả về người khác như: cứng đầu quá, ngu quá, khờ quá, dại quá, dở quá, tệ quá, dốt quá, nhận thức kém quá, không có tầm nhìn, cực đoan, kém cỏi...Những từ này sẽ gây ra các cuộc chiến & mâu thuẫn khó xóa nhòa.

Chỉ nên dùng những ngôn ngữ, câu chuyện mang yếu tố gợi ý, gắn kết như:

- Góc nhìn của tôi thế này, bạn đánh giá xem!

- Hay tôi gợi ý cho bạn một viễn cảnh kết quả với suy nghĩ đó thử nhé!

- Việc làm đó có thể sẽ dẫn tới kết quả như..

- Có một vài quyển sách chủ đề cũng hay, hay tôi giới thiệu bạn đọc xem thế nào?

- Hay tôi dẫn bạn tới một người khá uy tín về vấn đề này để bạn nghe họ thử xem..

- Ý kiến đó hay đó, hãy thử xem nào..

Ông bà ta nói: lời nói chẳng mất tiền mua mà...

Tóm lại, dìu dắt vấn đề, giúp mọi quan niệm thay đổi phát triển theo hướng hữu xạ tự nhiên hương, nhẹ nhàng, nếu ta thật sự quan tâm cần cải thiện quan điểm của ai đó, vì họ là người thân của mình & có ảnh hưởng tới cuộc sống của mình.

Còn lại, buông bỏ. Ta không có đủ thời gian...

Nguyễn Trí Nhân - CEO of Tedfast

Bài viết khác

Khởi nghiệp - luật công bằng
Sống & làm việc
25/12/2022
Nhát búa 10.000$
Sống & làm việc
26/12/2022
Không mua - không bán
Sống & làm việc
25/12/2022
Kẻ thù và cách tấn công
Sống & làm việc
25/12/2022