Hotline:
(028) 6686 6908
Chủ nghĩa sở hữu - chủ nghĩa ràng buộc
03/12/2024
Chủ nghĩa sở hữu - chủ nghĩa ràng buộc

Thuở bé, tôi thường mơ tới..à mà không chỉ thuở bé, bây giờ cũng vậy.

Cuộc sống tiêu chuẩn theo lối bình dân, dễ hiểu là 1 2 3 4.

1. Một vợ một chồng

2. Hai con

3. Nhà 3 lầu

4. Xe 4 bánh

Đấy dường như là tiêu chuẩn để người ta bàn tán, sân si và tranh giành lẫn nhau.

Cao hơn chút, có ăn có học thì là tháp nhu cầu Maslow mà đỉnh tháp chính là: sự công nhận, sự thể hiện bản thân..rồi lại tháp Maslow mở rộng, thêm các động lực thẩm mỹ, bản ngã tâm linh..

Khó nhất ở đây là sao?

À, balance, cân bằng, bánh xe cuộc đời, nhỉ. Làm cho nó lớn, nó to ra, lăn sao cho đều, không bị lộc cộc..

Có người còn rút gọn xuống còn 3 thứ để phấn đấu thôi.

Nhưng, cho dù đạt hết thứ này tới thứ khác, được trở thành hết thứ này tới thứ khác..thì cũng không thấy hạnh phúc và niềm vui rõ ràng là ở đâu cả.

Che Guevara – nhà cách mạng Argentina từng nói rằng: “Hạnh Phúc không phải là cảm giác tới đích mà là trên từng chặng đường đi”

Ờ..có lý. Mỗi thời khắc, giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm..nếu làm sao để cảm thấy trong lòng hài lòng, thỏa mãn..thì đó chính là hạnh phúc rồi.

Vậy, theo triết lý này, Che rõ ràng quan niệm chủ nghĩa trải nghiệm cao hơn chủ nghĩa sở hữu.

Nhan nhản trên các phương tiện truyền thông. Có ông kia sở hữu rất nhiều chết không đem theo được gì? Ổng tiếc thời gian còn sống đã không có những trải nghiệm vuông đầy bên gia đình. Còn nhiều ví dụ khác thì bạn cũng có thể hiểu..

Ở Việt Nam thì có ông Xuân Diệu cứ sống vội vàng cho trải nghiệm hết đi rồi chết..

Vốn dĩ, càng theo chủ nghĩa sở hữu, ta lại càng bị ràng buộc bởi những thứ ta sở hữu, ta sợ mất, ta sợ nó chông chênh, ta sợ nó bị hủy hoai..vậy, sở hữu càng nhiều thì nỗi sợ càng lớn. Theo đó mà ta phải tốn thời gian, công sức, tiền bạc để duy trì sự sở hữu vật chất đó.

Vậy nói như vậy chẳng lẽ ta không nên cố gắng gì sao?

Không, bạn đừng hiểu sai ý tôi. Chúng ta cũng phải nên sở hữu nhưng ở góc nhìn khác cho nhẹ lòng.

1. Sở hữu một công ty ăn nên làm ra, là ta đang tạo ra công ăn việc làm cho CBCNV, nuôi sống bao gia đình, tạo sự trải nghiệm môi trường làm việc cho mọi người mà những người lao động không hoặc chưa có năng lực tạo ra môi trường.

2. Sỡ hữu một mái ấm thay vì một cái nhà to bự để rồi phải tốn thời gian lau dọn, đi qua đi lại, bảo vệ, tu trì..

3. Sở hữu 1 chiếc ô tô là sở hữu phương tiện đi tới lui, chủ động trong việc đi kiếm công việc và tiền về cho nhân viên

4. Sở hữu tiền bạc là công cụ để điều phối các giao dịch, dòng chảy hàng hóa, đem lại lợi nhuận nuôi sống bản thân, gia đình, nhân viên

5. Sở hữu quyền lực, cốt là thẩm quyền á, có nhiều kiến thức phục vụ mọi người hơn thì mọi người tôn lên làm lãnh đạo, chỉ huy..chứ không phải nhiều quyền lực rồi muốn sao cũng được..

6. Sở hữu kiến thức, kỹ năng để trải nghiệm những điều thú vị trong đời chớ ko phải để đi giợt le, khoe mẽ...

7. Sở hữu các mối quan hệ để sẻ chia nhau điều tích cực, nâng đỡ nhau hoạn nạn chứ không phải để kèn cựa, ganh tị, hơn thua..

8. Sở hữu con cái để kéo dài giá trị quan, tư tưởng của ta trong chuỗi thời gian nối tiếp của vũ trụ..

...

Nếu không nhìn góc độ sở hữu kiểu như vậy, ta sẽ nhanh chóng bị các năng lượng tiêu cực chi phối. Ta sẽ bị khóa chặt hệ tư tưởng trong các góc nhìn sở hữu thiên hướng vật chất.

Nguyễn Trí Nhân - CEO of Tedfast

Bài viết khác

Quỹ đạo - thói quen
Sống & làm việc
26/12/2022
Không mua - không bán
Sống & làm việc
25/12/2022
Kẻ thù và cách tấn công
Sống & làm việc
25/12/2022
Tư duy cốt lõi, làm điều cốt lõi
Sống & làm việc
26/12/2022